À propos de la propriété intellectuelle Formation en propriété intellectuelle Respect de la propriété intellectuelle Sensibilisation à la propriété intellectuelle La propriété intellectuelle pour… Propriété intellectuelle et… Propriété intellectuelle et… Information relative aux brevets et à la technologie Information en matière de marques Information en matière de dessins et modèles industriels Information en matière d’indications géographiques Information en matière de protection des obtentions végétales (UPOV) Lois, traités et jugements dans le domaine de la propriété intellectuelle Ressources relatives à la propriété intellectuelle Rapports sur la propriété intellectuelle Protection des brevets Protection des marques Protection des dessins et modèles industriels Protection des indications géographiques Protection des obtentions végétales (UPOV) Règlement extrajudiciaire des litiges Solutions opérationnelles à l’intention des offices de propriété intellectuelle Paiement de services de propriété intellectuelle Décisions et négociations Coopération en matière de développement Appui à l’innovation Partenariats public-privé Outils et services en matière d’intelligence artificielle L’Organisation Travailler avec nous Responsabilité Brevets Marques Dessins et modèles industriels Indications géographiques Droit d’auteur Secrets d’affaires Académie de l’OMPI Ateliers et séminaires Application des droits de propriété intellectuelle WIPO ALERT Sensibilisation Journée mondiale de la propriété intellectuelle Magazine de l’OMPI Études de cas et exemples de réussite Actualités dans le domaine de la propriété intellectuelle Prix de l’OMPI Entreprises Universités Peuples autochtones Instances judiciaires Ressources génétiques, savoirs traditionnels et expressions culturelles traditionnelles Économie Égalité des genres Santé mondiale Changement climatique Politique en matière de concurrence Objectifs de développement durable Technologies de pointe Applications mobiles Sport Tourisme PATENTSCOPE Analyse de brevets Classification internationale des brevets Programme ARDI – Recherche pour l’innovation Programme ASPI – Information spécialisée en matière de brevets Base de données mondiale sur les marques Madrid Monitor Base de données Article 6ter Express Classification de Nice Classification de Vienne Base de données mondiale sur les dessins et modèles Bulletin des dessins et modèles internationaux Base de données Hague Express Classification de Locarno Base de données Lisbon Express Base de données mondiale sur les marques relative aux indications géographiques Base de données PLUTO sur les variétés végétales Base de données GENIE Traités administrés par l’OMPI WIPO Lex – lois, traités et jugements en matière de propriété intellectuelle Normes de l’OMPI Statistiques de propriété intellectuelle WIPO Pearl (Terminologie) Publications de l’OMPI Profils nationaux Centre de connaissances de l’OMPI Série de rapports de l’OMPI consacrés aux tendances technologiques Indice mondial de l’innovation Rapport sur la propriété intellectuelle dans le monde PCT – Le système international des brevets ePCT Budapest – Le système international de dépôt des micro-organismes Madrid – Le système international des marques eMadrid Article 6ter (armoiries, drapeaux, emblèmes nationaux) La Haye – Le système international des dessins et modèles industriels eHague Lisbonne – Le système d’enregistrement international des indications géographiques eLisbon UPOV PRISMA UPOV e-PVP Administration UPOV e-PVP DUS Exchange Médiation Arbitrage Procédure d’expertise Litiges relatifs aux noms de domaine Accès centralisé aux résultats de la recherche et de l’examen (WIPO CASE) Service d’accès numérique aux documents de priorité (DAS) WIPO Pay Compte courant auprès de l’OMPI Assemblées de l’OMPI Comités permanents Calendrier des réunions WIPO Webcast Documents officiels de l’OMPI Plan d’action de l’OMPI pour le développement Assistance technique Institutions de formation en matière de propriété intellectuelle Mesures d’appui concernant la COVID-19 Stratégies nationales de propriété intellectuelle Assistance en matière d’élaboration des politiques et de formulation de la législation Pôle de coopération Centres d’appui à la technologie et à l’innovation (CATI) Transfert de technologie Programme d’aide aux inventeurs WIPO GREEN Initiative PAT-INFORMED de l’OMPI Consortium pour des livres accessibles L’OMPI pour les créateurs WIPO Translate Speech-to-Text Assistant de classification États membres Observateurs Directeur général Activités par unité administrative Bureaux extérieurs Avis de vacance d’emploi Achats Résultats et budget Rapports financiers Audit et supervision
Arabic English Spanish French Russian Chinese
Lois Traités Jugements Parcourir par ressort juridique

Viet Nam

VN117

Retour

Thông tư số 12/2015/TTBVHTTDL ngày 11/12/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thẩm định và cấp giấy phép phổ biến phim ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 09/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

 Thông Tư Sửa Đổi, Bổ Sung Một Số Điều Của Quy Chế Thẩm Định Và Cấp Giấy Phép Phổ Biến Phim Ban Hành Kèm Theo Quyết Định Số 49/2008/Qđ-Bvhttdl Ngày 9 Tháng 7 Năm 2008 Của Bộ Trưởng Bộ Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch (Số: 12/2015/TTBVHTTDL, ngày 11 tháng 12 năm 2015)

-------

BỘ VĂN HÓA, THỂ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THAO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

VÀ DU LỊCH ---------------

Số: 12/2015/TT- Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2015 BVHTTDL

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ THẨM ĐỊNH VÀ CẤP GIẤY PHÉP PHỔ BIẾN PHIM BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 49/2008/QĐ-BVHTTDL NGÀY 9

THÁNG 7 NĂM 2008 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH �

Căn cứ Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh số 31/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 54/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh số 31/2009/QH12;

Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điện ảnh,

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thẩm định và cấp giấy phép phổ biến phim ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ- BVHTTDL ngày 9 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 10 Quy chế thẩm định và cấp giấy phép phổ biến phim như sau:

“c) Cho phép phổ biến phim với điều kiện cấm phổ biến đến khán giả ở lứa tuổi dưới 13 tuổi (C13), dưới 16 tuổi (C16) hoặc dưới 18 tuổi (C18) nếu bộ phim có nội dung không phù hợp cho sự phát triển tâm lý, sinh lý hoặc ảnh hưởng tới sự hình thành nhân cách ở từng lứa tuổi. Việc phân loại phim để phổ biến theo lứa tuổi dựa vào các tiêu chí tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.”.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2016.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Điện ảnh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

BỘ TRƯỞNG

Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; - Các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Văn phòng Trung ương Đảng; � - Văn phòng Quốc hội; � - Văn phòng Chủ tịch nước; Hoàng Tuấn Anh - Văn phòng Chính phủ; � - Tòa án nhân dân tối cao; � - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; � - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp; - Công báo; Website Chính phủ; - Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ VHTTDL; - Các Tổng cục, Cục, Vụ, đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL; - Cổng thông tin điện tử Bộ VHTTDL; - Sở VHTTDL, Sở VHTT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Lưu: VT, ĐA (2), DA (400).

PHỤ LỤC

TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI PHIM ĐỂ PHỔ BIẾN THEO LỨA TUỔI (Ban hành theo Thông tư số 12/2015/TT-BVHTTDL ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ

Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

Trong Bảng tiêu chí phân loại, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Diễn ra thường xuyên” là những hình ảnh, ngôn ngữ, âm thanh tương tự xuất hiện nhiều lần trong một phim.

2. “Hoạt động tình dục” là hành động, âm thanh, lời nói, cử chỉ khêu gợi, kích thích được thể hiện trong phim nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục.

3. “Miêu tả chi tiết” là mức độ sử dụng hình ảnh, âm thanh rõ nét, trực diện, chi tiết ở khoảng cách gần để miêu tả về người, cảnh, hành động trong phim.

4. “Ngôn ngữ, âm thanh và hình ảnh thô tục” là những lời thoại, chữ viết, âm thanh, hình ảnh sử dụng trong phim thể hiện sự tục tĩu, phản cảm, thiếu văn hóa.

5. “Thời lượng kéo dài” là khoảng thời gian mà hình ảnh, ngôn ngữ, âm thanh thể hiện trong phim nhiều hơn mức cần thiết.

II. BẢNG TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI

STT Loại phim Tiêu chí phân loại

1 P

Phim được phép phổ biến rộng rãi đến mọi đối tượng

a) Chủ đề, nội dung

- Chủ đề của phim phù hợp với khán giả ở mọi lứa tuổi;

- Nội dung phim phản ánh những vấn đề của tự nhiên và xã hội mang tính giải trí, giáo dục, khuyến khích những giá trị đạo đức và quan hệ xã hội tích cực.

b) Bạo lực

Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện cảnh uy hiếp, đe dọa người khác, trừ trường hợp hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ đó được thể hiện ở mức độ nhẹ và phù hợp với nội dung phim.

c) Khỏa thân, tình dục

- Khỏa thân

Không chấp nhận các hình ảnh khỏa thân, trừ trường hợp hình ảnh khỏa thân phần trên của nam giới, khỏa thân phần trên phía sau của nữ giới không liên quan đến tình dục, không có các hình xăm phản cảm.

- Tình dục

Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện hoạt động tình dục.

d) Ma túy, các chất kích thích, gây nghiện

Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện việc sử dụng ma túy và các chất kích thích, gây nghiện.

Đối với việc sử dụng thuốc lá trong phim thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2014/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định hạn chế sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh.

đ) Kinh dị

Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện cảnh kinh dị, trừ trường hợp hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ đó được thể hiện ở mức độ nhẹ, không gây tác động, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của trẻ em.

e) Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục

Không chấp nhận việc sử dụng hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục.

a) Chủ đề, nội dung

- Chủ đề của phim không phù hợp với khán giả ở lứa tuổi dưới 13;

- Nội dung phim phản ánh những vấn đề khiến nhận thức, cảm xúc của khán giả ở lứa tuổi dưới 13 bị lệch lạc, tâm lý bị xáo trộn hoặc rơi vào tình trạng lo sợ, bi quan, buồn chán.

b) Bạo lực

C13

Phim cấm phổ biến đến khán giả ở lứa tuổi dưới 13.

2

Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện hành động bạo lực như gây ra đau đớn, thương tích được miêu tả chi tiết, căng thẳng, thời lượng kéo dài, trừ trường hợp hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ đó được thể hiện ở mức độ vừa phải và phù hợp với nội dung phim.

c) Khỏa thân, tình dục

- Khỏa thân

Không chấp nhận hình ảnh khỏa thân, trừ các trường hợp sau: hình ảnh khỏa thân không trực diện phía trước, phía sau của phụ nữ không liên quan đến tình dục; hình ảnh khỏa thân phần trên phía trước của phụ nữ không liên quan đến tình dục hoặc trong các phim khoa giáo, phim liên quan đến y tế, chăm sóc sức khỏe, cách sống của thổ dân, dân tộc thiểu số.

- Tình dục

Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện cảnh hoạt động tình dục.

d) Ma túy, các chất kích thích, gây nghiện

Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện việc sử dụng ma túy và các chất kích thích, gây nghiện, trừ trường hợp hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ được thể hiện nhằm mục đích lên án, phản đối những hành vi đó nhưng không miêu tả chi tiết, không diễn ra thường xuyên, không có thời lượng kéo dài.

Đối với việc sử dụng thuốc lá trong phim thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2014/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định hạn chế sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh.

đ) Kinh dị

Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện cảnh kinh dị gây sợ hãi được miêu tả chi tiết, diễn ra thường xuyên, có thời lượng kéo dài.

e) Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục

Không chấp nhận việc sử dụng hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục.

a) Chủ đề, nội dung

- Chủ đề của phim không phù hợp với khán giả ở lứa tuổi dưới 16;

- Nội dung phim phản ánh sâu hơn những vấn đề của người trưởng thành, như các vấn đề liên quan đến chính trị, xã hội, tâm lý, tội

C16

Phim cấm phổ biến đến khán giả ở lứa tuổi dưới 16,

3

phạm nhưng không phù hợp với nhận thức, tâm lý, sinh lý của khán giả dưới 16 tuổi.

b) Bạo lực

Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện hành động bạo lực như giết người, gây đau đớn, thương tích, chảy máu diễn ra thường xuyên, có thời lượng kéo dài, trừ trường hợp hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ đó phù hợp với nội dung phim và ở mức độ căng thẳng vừa phải.

c) Khỏa thân, tình dục

- Khỏa thân

Không chấp nhận các hình ảnh khỏa thân được miêu tả chi tiết, diễn ra thường xuyên và thời lượng kéo dài trừ các trường hợp sau: khỏa thân phía sau của nam và nữ khỏa thân phân trên phía trước của nữ không liên quan đến tình dục, không có hình xăm phản cảm.

- Tình dục

Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện hoạt động tình dục, trừ trường hợp hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ đó phù hợp với nội dung phim nhưng không miêu tả chi tiết, không diễn ra thường xuyên, không có thời lượng kéo dài.

d) Ma túy, các chất kích thích, gây nghiện

Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện việc buôn bán, tàng trữ, sử dụng ma túy và các chất kích thích, gây nghiện, trừ trường hợp hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ đó phù hợp với nội dung phim nhằm mục đích phản đối, lên án những hành vi nêu trên nhưng không miêu tả chi tiết, không diễn ra thường xuyên, không có thời lượng kéo dài.

Đối với việc sử dụng thuốc lá trong phim thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2014/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định hạn chế sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh.

đ) Kinh dị

Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện cảnh kinh dị, rùng rợn, gây sợ hãi, căng thẳng được miêu tả chi tiết, diễn ra thường xuyên, có thời lượng kéo dài, trừ trường hợp những hình ảnh, âm thanh và ngôn ngữ đó cần thiết cho nội dung phim và phù hợp với lứa tuổi.

e) Ngôn ngữ, âm thanh, hình ảnh thô tục

4

Không chấp nhận việc sử dụng ngôn ngữ, âm thanh, hình ảnh thô tục, trừ trường hợp sử dụng một số từ chửi thề, tiếng lóng của các nhân vật phản diện phù hợp với nội dung phim nhưng không tục tĩu, không làm tổn thương đến cá nhân và cộng đồng, không sử dụng thường xuyên, không sử dụng ngôn ngữ để quấy rối, lạm dụng tình dục.

C18

Phim cấm phổ biến đến khán giả ở lứa tuổi dưới 18.

a) Chủ đề

- Chủ đề của phim không phù hợp với khán giả ở lứa tuổi dưới 18;

- Nội dung phim phản ánh những vấn đề của người trưởng thành, như các vấn đề liên quan đến chính trị, xã hội, tâm lý, tội phạm tình dục nhưng không phù hợp với nhận thức, tâm lý, sinh lý của khán giả dưới 18 tuổi.

b) Bạo lực

Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ tả thực cảnh bạo lực gây tác động mạnh cho người xem, trừ trường hợp hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ đó phù hợp với nội dung phim và không khai thác sâu.

c) Khỏa thân, tình dục

- Khỏa thân

Không chấp nhận hình ảnh khỏa thân toàn phần, trừ trường hợp hình ảnh khỏa thân toàn phần đó phù hợp với nội dung phim, không miêu tả chi tiết các bộ phận sinh dục, không có hình xăm phản cảm, không có thời lượng kéo dài.

- Tình dục

Không chấp nhận các hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện lộ liễu, miêu tả chi tiết hoạt động tình dục, trừ các trường hợp hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ đó phù hợp với nội dung phim, không có thời lượng kéo dài.

d) Ma túy, các chất kích thích, gây nghiện

Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện việc buôn bán, tàng trữ, sử dụng ma túy và các chất kích thích, gây nghiện, trừ trường hợp hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ phù hợp với nội dung phim hoặc nhằm mục đích phản đối, lên án những hành vi nêu trên nhưng không miêu tả chi tiết, không có thời lượng kéo dài.

Đối với việc sử dụng thuốc lá trong phim thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2014/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định hạn chế sử dụng

thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh.

đ) Kinh dị

Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện cảnh kinh dị, rùng rợn, gây sợ hãi, căng thẳng được miêu tả chi tiết, diễn ra thường xuyên, có thời lượng kéo dài trừ trường hợp những hình ảnh, âm thanh và ngôn ngữ đó cần thiết cho nội dung phim và phù hợp với lứa tuổi

e) Ngôn ngữ, âm thanh, hình ảnh thô tục

Không chấp nhận việc sử dụng ngôn ngữ, âm thanh, hình ảnh thô tục trừ một số từ chửi thề, tiếng lóng trong lời thoại, chữ viết thể hiện ở mức độ mạnh hơn so với phim được phân loại ở mức C16.