Propiedad intelectual Formación en PI Respeto por la PI Divulgación de la PI La PI para... La PI y… La PI en… Información sobre patentes y tecnología Información sobre marcas Información sobre diseños industriales Información sobre las indicaciones geográficas Información sobre las variedades vegetales (UPOV) Leyes, tratados y sentencias de PI Recursos de PI Informes sobre PI Protección por patente Protección de las marcas Protección de diseños industriales Protección de las indicaciones geográficas Protección de las variedades vegetales (UPOV) Solución de controversias en materia de PI Soluciones operativas para las oficinas de PI Pagar por servicios de PI Negociación y toma de decisiones Cooperación para el desarrollo Apoyo a la innovación Colaboraciones público-privadas Herramientas y servicios de IA La Organización Trabajar con la OMPI Rendición de cuentas Patentes Marcas Diseños industriales Indicaciones geográficas Derecho de autor Secretos comerciales Academia de la OMPI Talleres y seminarios Observancia de la PI WIPO ALERT Sensibilizar Día Mundial de la PI Revista de la OMPI Casos prácticos y casos de éxito Novedades sobre la PI Premios de la OMPI Empresas Universidades Pueblos indígenas Judicatura Recursos genéticos, conocimientos tradicionales y expresiones culturales tradicionales Economía Igualdad de género Salud mundial Cambio climático Política de competencia Objetivos de Desarrollo Sostenible Tecnologías de vanguardia Aplicaciones móviles Deportes Turismo PATENTSCOPE Análisis de patentes Clasificación Internacional de Patentes ARDI - Investigación para la innovación ASPI - Información especializada sobre patentes Base Mundial de Datos sobre Marcas Madrid Monitor Base de datos Artículo 6ter Express Clasificación de Niza Clasificación de Viena Base Mundial de Datos sobre Dibujos y Modelos Boletín de Dibujos y Modelos Internacionales Base de datos Hague Express Clasificación de Locarno Base de datos Lisbon Express Base Mundial de Datos sobre Marcas para indicaciones geográficas Base de datos de variedades vegetales PLUTO Base de datos GENIE Tratados administrados por la OMPI WIPO Lex: leyes, tratados y sentencias de PI Normas técnicas de la OMPI Estadísticas de PI WIPO Pearl (terminología) Publicaciones de la OMPI Perfiles nacionales sobre PI Centro de Conocimiento de la OMPI Informes de la OMPI sobre tendencias tecnológicas Índice Mundial de Innovación Informe mundial sobre la propiedad intelectual PCT - El sistema internacional de patentes ePCT Budapest - El Sistema internacional de depósito de microorganismos Madrid - El sistema internacional de marcas eMadrid Artículo 6ter (escudos de armas, banderas, emblemas de Estado) La Haya - Sistema internacional de diseños eHague Lisboa - Sistema internacional de indicaciones geográficas eLisbon UPOV PRISMA UPOV e-PVP Administration UPOV e-PVP DUS Exchange Mediación Arbitraje Determinación de expertos Disputas sobre nombres de dominio Acceso centralizado a la búsqueda y el examen (CASE) Servicio de acceso digital (DAS) WIPO Pay Cuenta corriente en la OMPI Asambleas de la OMPI Comités permanentes Calendario de reuniones WIPO Webcast Documentos oficiales de la OMPI Agenda para el Desarrollo Asistencia técnica Instituciones de formación en PI Apoyo para COVID-19 Estrategias nacionales de PI Asesoramiento sobre políticas y legislación Centro de cooperación Centros de apoyo a la tecnología y la innovación (CATI) Transferencia de tecnología Programa de Asistencia a los Inventores (PAI) WIPO GREEN PAT-INFORMED de la OMPI Consorcio de Libros Accesibles Consorcio de la OMPI para los Creadores WIPO Translate Conversión de voz a texto Asistente de clasificación Estados miembros Observadores Director general Actividades por unidad Oficinas en el exterior Ofertas de empleo Adquisiciones Resultados y presupuesto Información financiera Supervisión
Arabic English Spanish French Russian Chinese
Leyes Tratados Sentencias Consultar por jurisdicción

Viet Nam

VN135

Atrás

Luật số 42/2019/QH14 ngày 14/6/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm, Luật Sở Hữu Trí Tuệ

 Luật số 42/2019/QH14 ngày 14/6/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của luật kinh doanh bảo hiểm, luật sở hữu trí tuệ

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 42/2019/QH14 Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2019

LUẬT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM, LUẬT SỞ

HỮU TRÍ TUỆ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm số

24/2000/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 61/2010/QH12 và Luật Sở

hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật số 36/2009/QH12.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm

1. Bổ sung các khoản 21, 22, 23, 24, 25 và 26 vào sau khoản 20 Điều 3 như sau:

“21. Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm là bộ phận cấu thành của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, do

doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức, cá nhân khác thực hiện

nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm tư vấn bảo hiểm, đánh giá rủi ro bảo hiểm, tính toán bảo hiểm,

giám định tổn thất bảo hiểm, hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm.

22. Tư vấn bảo hiểm là hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn về chương trình bảo hiểm, sản phẩm

bảo hiểm, quản trị rủi ro bảo hiểm và đề phòng, hạn chế tổn thất.

23. Đánh giá rủi ro bảo hiểm là hoạt động nhận diện, phân loại, đánh giá tính chất và mức độ rủi

ro, đánh giá việc quản trị rủi ro về con người, tài sản, trách nhiệm dân sự làm cơ sở tham gia bảo

hiểm.

24. Tính toán bảo hiểm là hoạt động thu thập, phân tích số liệu thống kê, tính phí bảo hiểm, dự

phòng nghiệp vụ, vốn, biên khả năng thanh toán, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, xác

định giá trị doanh nghiệp để bảo đảm an toàn tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm.

25. Giám định tổn thất bảo hiểm là hoạt động xác định hiện trạng, nguyên nhân, mức độ tổn thất,

tính toán phân bổ trách nhiệm bồi thường tổn thất làm cơ sở giải quyết bồi thường bảo hiểm.

26. Hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm là hoạt động hỗ trợ bên mua bảo hiểm, người được

bảo hiểm, người thụ hưởng hoặc doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các thủ tục giải quyết bồi

thường bảo hiểm.”.

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:

Điều 11. Quyền tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về kinh doanh bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, cá nhân, tổ chức

cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về kinh

doanh bảo hiểm nhằm mục đích phát triển thị trường bảo hiểm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp

của thành viên theo quy định của pháp luật.”.

3. Sửa đổi, bổ sung tên Chương IV như sau:

“Chương IV

ĐẠI LÝ BẢO HIỂM, DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM, DỊCH VỤ PHỤ TRỢ

BẢO HIỂM”

4. Bổ sung Mục 3 vào sau Mục 2 Chương IV như sau:

“Mục 3

DỊCH VỤ PHỤ TRỢ BẢO HIỂM

Điều 93a. Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm

1. Nguyên tắc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm:

a) Trung thực, khách quan, minh bạch; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên liên quan;

b) Tuân theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm;

c) Tuân theo quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp do tổ chức xã hội - nghề nghiệp ban hành.

2. Cá nhân, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 93b của Luật này được quyền cung

cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm theo quy định sau đây:

a) Cá nhân được quyền cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm;

b) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức khác có tư cách pháp

nhân được quyền cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm (gọi chung là tổ chức cung cấp dịch vụ phụ

trợ bảo hiểm).

3. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm:

a) Giữ bí mật thông tin khách hàng, sử dụng thông tin khách hàng đúng mục đích và không được

cung cấp cho bên thứ ba mà không có sự chấp thuận của khách hàng, trừ trường hợp cung cấp

theo quy định của pháp luật;

b) Cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho

việc cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm; tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải mua bảo

hiểm trách nhiệm nghề nghiệp phù hợp với từng loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;

c) Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm không được cung cấp dịch vụ giám định tổn thất

bảo hiểm và hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm mà tổ chức đó đồng

thời là bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;

d) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được cung cấp dịch vụ giám định tổn thất bảo hiểm

cho hợp đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp đó thực hiện thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm.

4. Hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải được lập thành văn bản.

Điều 93b. Điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm

1. Cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm. Trường hợp không có văn bằng từ

đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm thì phải có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên

ngành khác và chứng chỉ về tư vấn bảo hiểm do cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp

pháp ở trong nước hoặc ở nước ngoài cấp.

2. Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động hợp pháp;

b) Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động phụ trợ bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ

trợ bảo hiểm phải có đủ các điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; có văn bằng, chứng

chỉ về phụ trợ bảo hiểm phù hợp với loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm thực hiện do cơ sở đào

tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp ở trong nước hoặc ở nước ngoài cấp.

Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động giám định tổn thất bảo hiểm còn phải đáp ứng các tiêu

chuẩn của giám định viên theo quy định của pháp luật về thương mại.

Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tính toán bảo hiểm còn phải đáp ứng tiêu chuẩn về tuân

thủ pháp luật, đạo đức, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm về hành nghề tính toán bảo hiểm, tư

cách thành viên của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế.

Chính phủ quy định chi tiết điểm này.

3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về nội dung chương trình đào tạo, thi, cấp chứng chỉ về phụ

trợ bảo hiểm đối với các cơ sở đào tạo ở trong nước và quy định việc công nhận đối với chứng

chỉ về phụ trợ bảo hiểm do cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp.”.

5. Sửa đổi, bổ sung tên Chương VI như sau:

“Chương VI

DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM VÀ DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM CÓ VỐN

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI; CUNG CẤP DỊCH VỤ QUA BIÊN GIỚI”

6. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 105 như sau:

“2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo

hiểm qua biên giới, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới, cá nhân

nước ngoài cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua biên giới theo quy định của Chính phủ.”.

7. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 120 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:

“1. Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm,

dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; xây dựng chiến lược, kế hoạch và chính sách phát triển thị trường bảo

hiểm Việt Nam;”;

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:

“4. Giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm thông qua hoạt động nghiệp vụ, tình hình tài chính,

quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm,

doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; áp dụng các biện pháp cần thiết để doanh nghiệp bảo hiểm bảo

đảm các yêu cầu về tài chính và thực hiện những cam kết với bên mua bảo hiểm.

Giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm thông qua việc chấp hành quy định về

tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức

cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, cung cấp dịch

vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới;”.

8. Bổ sung khoản 9a vào sau khoản 9 Điều 124 như sau:

“9a. Vi phạm quy định về quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm; trách nhiệm của

cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo

hiểm; cung cấp loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên

giới;”.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ

1. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 6 như sau:

“a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu

được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế

mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không

phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn

bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này

hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;”.

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 Điều 60 như sau:

“3. Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được người có quyền đăng ký quy định tại Điều

86 của Luật này hoặc người có được thông tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ

người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam trong thời

hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ.

4. Quy định tại khoản 3 Điều này cũng áp dụng đối với sáng chế được bộc lộ trong đơn đăng ký

sở hữu công nghiệp hoặc văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về

sở hữu công nghiệp công bố trong trường hợp việc công bố không phù hợp với quy định của

pháp luật hoặc đơn do người không có quyền đăng ký nộp.”.

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 61 như sau:

“Điều 61. Trình độ sáng tạo của sáng chế

1. Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ

công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở

trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng

chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước

tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về

lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

2. Giải pháp kỹ thuật là sáng chế được bộc lộ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 60 của

Luật này không được lấy làm cơ sở để đánh giá trình độ sáng tạo của sáng chế đó.”.

4. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 80 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:

“1. Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa theo nhận thức của người tiêu dùng

có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam;”;

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:

“3. Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ hoặc đã được nộp

theo đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn, nếu việc sử dụng chỉ

dẫn địa lý đó được thực hiện thì có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại của hàng

hóa;”.

5. Bổ sung khoản 3 vào sau khoản 2 Điều 89 như sau:

“3. Đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp được nộp dưới hình thức văn bản ở dạng

giấy cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hoặc dạng điện tử theo hệ

thống nộp đơn trực tuyến.”.

6. Sửa đổi, bổ sung tên Mục 4 Chương VIII như sau:

“Mục 4

ĐƠN QUỐC TẾ, ĐỀ NGHỊ QUỐC TẾ VÀ XỬ LÝ ĐƠN QUỐC TẾ, ĐỀ NGHỊ QUỐC

TẾ”

7. Bổ sung Điều 120a vào sau Điều 120 trong Mục 4 Chương VIII như sau:

“Điều 120a. Đề nghị quốc tế và xử lý đề nghị quốc tế về chỉ dẫn địa lý

1. Đề nghị công nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam đang đàm phán gọi là đề nghị quốc tế.

2. Việc công bố đề nghị quốc tế, xử lý ý kiến của người thứ ba, đánh giá điều kiện bảo hộ đối với

chỉ dẫn địa lý trong đề nghị quốc tế được thực hiện theo các quy định tương ứng tại Luật này đối

với chỉ dẫn địa lý trong đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về

quyền sở hữu công nghiệp.”.

8. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 136 như sau:

“2. Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu. Việc sử dụng nhãn hiệu bởi

bên nhận chuyển quyền theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu cũng được coi là hành vi sử dụng nhãn

hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm

năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại

Điều 95 của Luật này.”.

9. Sửa đổi, bổ sung Điều 148 như sau:

“Điều 148. Hiệu lực của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

1. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại

điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có

hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

2. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại

điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu

lực theo thỏa thuận giữa các bên.

3. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp tại khoản 2 Điều này, trừ hợp đồng sử dụng

nhãn hiệu, phải đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp mới có giá

trị pháp lý đối với bên thứ ba.

4. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền

sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt.”.

10. Bổ sung khoản 4 và khoản 5 vào sau khoản 3 Điều 198 như sau:

“4. Tổ chức, cá nhân là bị đơn trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu được Tòa án

kết luận là không thực hiện hành vi xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án buộc nguyên đơn thanh

toán cho mình chi phí hợp lý để thuê luật sư hoặc các chi phí khác theo quy định của pháp luật.

5. Tổ chức, cá nhân lạm dụng thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà gây thiệt hại cho tổ chức, cá

nhân khác thì tổ chức, cá nhân bị thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên lạm dụng thủ tục

đó phải bồi thường cho những thiệt hại do việc lạm dụng gây ra, trong đó bao gồm chi phí hợp lý

để thuê luật sư. Hành vi lạm dụng thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bao gồm hành vi cố ý vượt

quá phạm vi hoặc mục tiêu của thủ tục này.”.

11. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 205 như sau:

“1. Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã

gây thiệt hại về vật chất cho mình thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định mức bồi thường theo

một trong các căn cứ sau đây:

a) Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực

hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn

chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất;

b) Giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ với giả định bị đơn được nguyên đơn

chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong

phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện;

c) Thiệt hại vật chất theo các cách tính khác do chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đưa ra phù hợp với

quy định của pháp luật;

d) Trong trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất theo các căn

cứ quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì mức bồi thường thiệt hại về vật chất do Tòa án

ấn định, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại, nhưng không quá năm trăm triệu đồng.”.

12. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 218 như sau:

“1. Khi người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định

tại Điều 217 của Luật này thì cơ quan hải quan ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan đối

với lô hàng. Cơ quan hải quan cung cấp cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông tin về tên và địa

chỉ của người gửi hàng; nhà xuất khẩu, người nhận hàng hoặc nhà nhập khẩu; bản mô tả hàng

hóa; số lượng hàng hóa; nước xuất xứ của hàng hóa nếu biết, trong thời hạn ba mươi ngày kể từ

ngày ra quyết định áp dụng biện pháp hành chính để xử lý đối với hàng hóa giả mạo về nhãn

hiệu và hàng hóa sao chép lậu theo quy định tại khoản 4 Điều 216 của Luật này.”.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2019, trừ trường hợp quy định tại

khoản 4 Điều này.

2. Bổ sung mục 32a vào sau mục 32 Phụ lục 4 Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều

kiện của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số

90/2015/QH13, Luật số 03/2016/QH14, Luật số 04/2017/QH14 và Luật số 28/2018/QH14 như

sau:

“32a. Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm bao gồm tư vấn bảo hiểm, đánh giá rủi ro bảo hiểm, tính toán

bảo hiểm, giám định tổn thất bảo hiểm, hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm”.

3. Các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm mới phát sinh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm do Chính

phủ quy định và phải được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi ban hành.

4. Các quy định về sở hữu trí tuệ tại Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 14 tháng 01 năm 2019

đối với các trường hợp sau đây:

a) Đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp có ngày nộp đơn từ ngày 14 tháng 01 năm

2019;

b) Yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Giấy

chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý được cấp trên cơ sở đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công

nghiệp có ngày nộp đơn từ ngày 14 tháng 01 năm 2019;

c) Yêu cầu chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được thực hiện từ ngày 14

tháng 01 năm 2019;

d) Vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được cơ quan có thẩm quyền thụ lý từ ngày 14 tháng

01 năm 2019; yêu cầu khác về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện từ ngày 14 tháng 01

năm 2019.

Điều 4. Quy định chuyển tiếp

1. Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực, cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ

trợ bảo hiểm trước ngày Luật này có hiệu lực phải đáp ứng các điều kiện cung cấp dịch vụ phụ

trợ bảo hiểm theo quy định tại Luật này. Trường hợp hết thời hạn quy định tại khoản này mà

không đáp ứng các điều kiện theo quy định thì cá nhân, tổ chức không được tiếp tục cung cấp

dịch vụ phụ trợ bảo hiểm cho đến khi đáp ứng đủ điều kiện.

2. Các đơn đăng ký sáng chế, chỉ dẫn địa lý được nộp trước ngày 14 tháng 01 năm 2019 được

tiếp tục xử lý theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung

một số điều theo Luật số 36/2009/QH12.

3. Các hợp đồng sử dụng nhãn hiệu đã ký kết giữa các bên nhưng chưa được đăng ký với cơ

quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp trước ngày 14 tháng 01 năm 2019 chỉ có

giá trị pháp lý đối với bên thứ ba kể từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.

4. Các vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã được cơ quan có thẩm quyền thụ lý trước ngày

14 tháng 01 năm 2019 nhưng chưa giải quyết xong thì tiếp tục áp dụng quy định của Luật Sở hữu

trí tuệ số 50/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 36/2009/QH12 để

giải quyết.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 7

thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2019.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Nguyễn Thị Kim Ngân